Email liên hệ:

info@systech.vn

Hỗ trợ dịch vụ:

+84(0) 83 383 1313

Cách đo giày,dép chống tĩnh điện. Những nguyên nhân đo giày dép bị fail.

Giày(dép) chốngtĩnh điện hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong nền công nghiên điện của chúng ta, Ví dụ, trong một số ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, y học và các ngành công nghiệp khác, vì tính đặc thù trong sản xuất và các yêu cầu chống tĩnh điện bắt buộc chúng ta phải loại bỏ nguồn tĩnh điện phát sinh trên con người khi di chuyển. Những ai đã từng làm việc trong các ngành công nghiệp điện tử này đều biết rằng cần phải đi giày(dép) chống tĩnh điện khi vào khu vực làm việc, vì vai trò của giày chống tĩnh điện là có thể khử tĩnh điện nhanh chóng và hiệu quả, có thể mang lại cho nhà máy và người lao động một sự an toàn tương đối và đảm bảo sản phẩm chất lượng hàng hóa.

Hiện nay có rất nhiều loại giày(dép) chống tĩnh điện như: Giày 4 lỗ ESD ( Thông thoát, dễ chịu thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều khu vực không kiểm soát phòng sạch), giày boots ESD (độ bao phủ của vải nhiều được làm từ vải chống tĩnh điện an toàn sử dụng và chống bụi trong phòng sạch)


Hình ảnh: Giày(dép) ESD

Vậy làm thế nào để kiểm soát chất lượng an toàn và cách đo giày ESD đảm bảo?

Để đo giày ESD, chúng ta chia thành 2 loại đánh giá.

Thứ nhất: Đo giày ESD đánh giá chất lượng đầu vào. Ở đây chúng ta đo theo tiêu chuẩn ANSI/ESD STM97.1.

Yêu cầu thiết bị đo:

Máy đo điện trở bề mặt: Sai số<5%, dải đo từ 1.0x10^3- 1.0x10^10 Ohms.

(Thiết bị đo điện trở bề mặt TREK 152– USA, Thiết bị đo điện trở bề mặt MEG102 – Japan)

Tay cầm: bằng inox, đồng đường kính 2.5cm, dài 7.5 cm

Tấm kim loại: 305x305mm ( tham khảo)

Tấm cách điện: Điện trở >1.0x10^13

Lưu ý: Cần mang giày trước 10 phút trước khi đo.

Trình tự thực hiện đo giày ESD:

1.     Nhân viên đứng trên một tấm kim loại cách điện và được cách li bởi tấm cách điện

2.     Điện cực dương nối vào tay cầm của nhân viên.

3.     Điện cực âm kết nối vào tấm dẫn điện đặt dưới chân nhân viên.

4.     Lựa chọn thang đo 10V trên thân máyTREK 152 (MEG102 tự động) với sản phẩm có điện trở <1.0x10^6 Ohm. Đọc giá trị đo sau 5 giây

5.     Lựa chọn thang đo 100V với sản phẩm có điện trở ≥ 1.0x10^6 Ohm. Đọc giá trị đo sau 15 giây

6.     Đo lần lượt giầy trái và giầy phải, ghi chép lại giá trị vào bảng kết quả.


Hình 2: Cách đo giày ESD

Thứ hai: Yêu cầu kiểm tra đo giày ESD định kì. Luôn luôn test kiểm tra giày ESD trước khi công nhân vào xưởng. Áp dụng tiêu chuẩn TR53.

Sử dụng thiết bị đo giày ESD tích hợp wrist strap ESEI C6506 lắp đặt tại vị trí cổng ra vào xưởng để luôn đảm bảo công nhân được kiểm tra. (Có thể trích xuất dữ liệu test)

Hình 3: Thiết bị đo giày ESD định kì ESEI C6506

Những nguyên nhân khi test giày ESD bị fail và cách khắc phục:

-        Đế giày hoặc đế của tấm kim loại đo giày ESD bị bụi bẩn à  Cần vệ sinh bề mặt bằng cồn.

-        Công nhân mang vớt – tất quá dày làm tăng điện trở tiếp xúc gây ra kết quả đo fail (High resistance) à Chuyển sang dùng tất cotton với độ giày vừa phải - hoặc chân công nhân ra nhiều mồ hôi cũng sẽ gây ra sai số (Low resistance)

-        Thiết bị sử dụng cần được hiệu chỉnh định kì

-        Thiết bị đã cũ, lỗi thời. Liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn chính xác và phù hợp, nhanh chóng.

0833831313