Email liên hệ:

info@systech.vn

Hỗ trợ dịch vụ:

+84(0) 83 383 1313

GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG TĨNH ĐIỆN KHI ĐÓNG GÓI THÀNH PHẨM

Vấn đề đặt ra

1. Ảnh hưởng chất liệu đóng gói thông thường đến sản phẩm

2. Lợi ích khi sử dụng vật liệu chống tĩnh điện đóng gói

3. Những vật phẩm đóng gói chống tĩnh điện thay thế 

Ảnh hưởng chất liệu đóng gói thông thường đối với sản phẩm

Quy trình đóng gói đến công đoạn tiếp theo của từng doanh nghiệp là khác nhau tùy theo từng yêu cầu và kích thước sản phẩm. Nhưng hầu hết sẽ sử dụng các vật phẩm như thùng carton, màng bọc, xốp hơi, xốp đóng thùng theo biên dạng, túi màng bọc,… đều cùng mục đích đảm bảo sản phẩm không bị biến dạng hay hư hỏng khi di chuyển. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm yêu cầu đảm bảo về chống tĩnh điện và hạn chế bụi như bo mạch, màn hình, thiết bị linh kiện điện tử, các sản phẩm phòng sạch,… cần phải có những vật liệu và giải pháp thay thế phù hợp. Vấn đề này vẫn gây ra những hậu quả không đáng có khi sản phẩm có thể đến tay khách hàng mới hư hỏng hoặc lỗi trực tiếp, nhưng chúng ta không biết nguyên nhân ở đâu và vì sao dù đã kiểm soát rất tốt về ESD trong quá trình sản xuất.

Lợi ích khi sử dụng vật liệu chống tĩnh điện đóng gói

Khi chúng ta sử dụng vật liệu chống tĩnh điện để đóng gói, sản phẩm sẽ được cách ly và bảo vệ khỏi các vấn đề ngoại quan có khả năng phát sinh bụi và phát sinh tĩnh điện. Vật liệu chống tĩnh điện có mức điện trở trong khoảng 10^4 – 10^11 Ω, đảm bảo an toàn khi vận chuyển với chức năng tương tự với vật liệu thông thường và bảo vệ sản phẩm bởi các tác nhân gây hiện tượng phóng tĩnh điện hoặc hiện tượng cảm ứng. Các sản phẩm phục vụ đóng gói đều đáp ứng tiêu chuẩn chống tĩnh điện ANSI/ESD S20.20, đảm bảo chất lượng, độ bền, độ đàn hồi. Vì vậy khi vận chuyển sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn về độ an toàn tuyệt đối cho sản phẩm, giảm thiểu tối đa các yếu tố gây lỗi khi đến tay khách hàng.

Những vật phẩm đóng gói chống tĩnh điện thay thế

1. Màng bọc tĩnh điện

 

Hình 1: Màng bọc chống tĩnh điện

Màng bọc chống tĩnh điện là giải pháp lý tưởng cho việc đóng gói, xếp hàng và đóng gói các mặt hàng điện tử để vận chuyển. Có dải điện trở đảm bảo mức truyền dẫn tĩnh điện khi kéo căng ở các hình thức như bọc, quấn chân không . Các mặt hàng điện tử có thể xảy ra nguy cơ hư hỏng cao nếu các nhà sản xuất đóng gói sản phẩm của họ bằng màng bọc tiêu chuẩn. Màng bọc chống tĩnh điện màu hồng không chỉ bảo vệ các vật dụng khỏi tĩnh điện mà còn tránh các yếu tố hư hỏng cơ bản như bụi bẩn, bụi và độ ẩm.

Màng bọc tĩnh điện (hồng hoặc trong suốt) làm bằng vật liệu truyền dẫn tĩnh điện có độ dày 25 µm, dải điện trở từ 10^9 – 10^11 Ω, thời gian khử tĩnh điện < 2 s, đáp ứng tiêu chuẩn EN 613450 -1, là vật liệu có thể tái chế, tính chất cơ học co giãn tốt, phù hợp quấn máy hoặc tay.

 

2. Xốp bọt chống tĩnh điện

 \

Hình 2: Xốp bọt chống tĩnh điện

Xốp chống tĩnh điện có trọng lượng nhẹ, độ mềm dẻo và đệm tốt, khả năng đàn hồi cao. Dẫn nhiệt thấp và cách nhiệt vượt trội. Vật liệu bọt xốp không hút ẩm, khả năng tạo độ xốp cao và các đặc tính chống nước ưu việt. Vật liệu bọt xốp chống va đập và có tác dụng cách âm tốt.

Xốp chống tĩnh điện màu hồng được làm bằng polyurethane có điện trở 10^6 - 10^10 Ω là một liên kết bền vững, bọt mềm dẻo, lý tưởng để đệm bảng mạch và các thành phần nhạy cảm ESD khác nhau để đóng gói hoặc lưu trữ. Không nhiễm bẩn, không ăn mòn và không bong tróc. Sản phẩm không được khuyến khích để chèn vật liệu làm bằng chì. Xốp chống tĩnh điện đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu ASTM.

 

3.   Túi chống tĩnh điện

Túi chống tĩnh điện (Sheilding Bag) là giải pháp hữu hiệu đối với các sản phẩm rất nhạy cảm kích thước nhỏ với tĩnh điện như bảng mạch điên tử, chip, wafer, PCB,… Để có thể đem di chuyển trong khu vực sản xuất hoặc khi tiến hành đóng gói, cần đưa sản phẩm vào trong túi chống tĩnh điện để đảm bảo cách ly khỏi môi trường bên ngoài.

=

Hình 3: Túi packing chống tĩnh điện ESD

Túi chống tĩnh điện có giải điện trở từ 10^4 – 10^10 Ω, được phân làm 5 loại chức năng khác nhau, cấu tạo chất liệu các lớp khác nhau để phù hợp với yêu cầu bảo vệ như truyền dẫn tĩnh điện, điện trở tĩnh điện mặt trong và ngoài, nhiệt độ, độ ẩm bên trong túi.

  

Hình 4: Phân loại cấp độ túi chống tĩnh điện ESD

Kết luận

Vật liệu chống tĩnh điện đều cần thiết và hữu dụng tại các khu vực đóng gói thành phẩm cần kiểm soát về hiện tượng phóng tĩnh điện nhằm giảm một phần tác hại của nguyên nhân này gây ra cho sản phẩm của chính doanh nghiệp. Sản phẩm đóng gói ESD vừa đáp ứng được tiêu chí độ bền, chống va đập, không phát sinh bụi bám bề mặt, giảm đáng kể lỗi trên sản phẩm do tĩnh điện, giúp doanh nghiệp tăng sản lượng và chất lượng đến tay khách hàng không phát sinh lỗi tiềm ẩn, tăng lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp. Để tìm kiếm thêm giải pháp toàn hiện và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Systech để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp cụ thể tới các bạn!


Tải về full bộ tài liệu: Giải pháp bảo vệ chống tĩnh điện khi đóng gói thành phẩm

0833831313